Loại 1.000 doanh nghiệp nhà nước “ăn hại”
Mục tiêu “từ nay đến năm 2020 sẽ xóa bỏ khoảng 1.000 doanh nghiệp nhà nước” được đánh giá là tín hiệu tích cực trong cải cách kinh tế.
Thông điệp trên được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đưa ra tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam. Theo đó, đến năm 2015, cả nước sẽ chỉ còn 600 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tiếp tục giảm xuống còn 300 DNNN vào năm 2020.
Rút bớt vốn ở nhiều lĩnh vực
Theo quy định hiện hành, các DNNN được phân thành 2 nhóm, gồm các DN nắm 100% vốn điều lệ và nhóm nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần. Trong thời gian tới, lĩnh vực ngành nghề nhà nước nắm giữ vốn sẽ được thu hẹp, DNNN sẽ có 4 nhóm phân theo tỉ lệ nắm giữ vốn nhà nước. Đó là nhóm nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và 3 nhóm còn lại có tỉ lệ vốn nhà nước trên 75%, 65% và hơn 50% tổng số cổ phần. Các DNNN hoạt động trong ngành nghề loại ra khỏi danh mục nhà nước nắm 100% vốn là kinh doanh xăng dầu, lương thực, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên, quản lý bảo trì sân bay, bảo trì đường bộ. Nhóm nhà nước rút vốn mạnh nhất (nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần) là sản xuất thuốc lá điếu, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, vận tải đường biển, đường sắt, đường hàng không, tài chính, tín dụng… Bên cạnh đó, dự thảo còn loại bỏ một số ngành, lĩnh vực ra khỏi danh mục nhà nước nắm giữ vốn, bao gồm sản xuất phim khoa học, phim thời sự, phim tài liệu, phim cho thiếu nhi. Sản xuất gang, thép có công suất trên 500.000 tấn/năm, sản xuất xi-măng lò quay có công suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn/năm…
Việc tuyên bố lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN của Chính phủ được nhiều giới hoan nghênh. “Chính phủ cần cho biết thêm tỉ trọng vốn trong các DNNN sẽ giảm như thế nào. Đặc biệt là vị thế của DN độc quyền có thay đổi hay không vì các DN này đang báo hại nền kinh tế” - TS Lê Đăng Doanh bình luận.
Còn theo TS Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, để thực hiện giảm nhanh số lượng DN như lộ trình đề ra, Chính phủ cần có giải pháp tháo gỡ nút thắt của quá trình cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các DNNN. Năm 2012, cả nước chỉ có 34 DN được cổ phần hóa, 9 tháng đầu năm 2013 cổ phần hóa thêm được 10 DN. Tính đến tháng 9-2013, các tập đoàn, tổng công ty phải thoái vốn 21.796 tỉ đồng nhưng mới thực hiện thoái vốn được 4.164 tỉ đồng. Những con số này cho thấy từ kế hoạch đề ra đến kết quả thực hiện là một chặng đường nhiều chông gai.
Tác nhân gây suy thoái
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chính việc làm ăn kém hiệu quả của DNNN là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra quãng thời gian suy thoái kinh tế kéo dài hiện nay.
Trong bản báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013, ủy ban nói trên nhận định DNNN nắm giữ nhiều nguồn lực hơn nhưng hiệu quả sử dụng tài sản kém hơn hẳn so với các khu vực kinh tế khác. Cụ thể, có giai đoạn DNNN chiếm 37,2% nguồn vốn kinh doanh, 44,8% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhưng chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế. DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng và DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1,5 đồng. Về hiệu quả kinh doanh, năm 2012, tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tỉ suất lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 12%. Có 2 nguyên nhân chính khiến khu vực kinh tế này hoạt động kém hiệu quả, đó là quy mô của khu vực này quá lớn trong khi mô hình quản lý có quá nhiều đầu mối và kém minh bạch.
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, thành viên nhóm thực hiện báo cáo trên, cho rằng lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN trong vòng 7 năm tới là biện pháp cần thiết để cải cách DNNN nhưng để tránh thu hẹp một cách hình thức, cần đưa ra mục tiêu cụ thể về giảm tỉ trọng đóng góp của DNNN vào nền kinh tế, chỉ nên ở mức 15%-17% vào năm 2015 và xuống khoảng 10% vào năm 2020 như hầu hết các nước trên thế giới.
Rút bớt vốn ở nhiều lĩnh vực
Theo quy định hiện hành, các DNNN được phân thành 2 nhóm, gồm các DN nắm 100% vốn điều lệ và nhóm nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần. Trong thời gian tới, lĩnh vực ngành nghề nhà nước nắm giữ vốn sẽ được thu hẹp, DNNN sẽ có 4 nhóm phân theo tỉ lệ nắm giữ vốn nhà nước. Đó là nhóm nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và 3 nhóm còn lại có tỉ lệ vốn nhà nước trên 75%, 65% và hơn 50% tổng số cổ phần. Các DNNN hoạt động trong ngành nghề loại ra khỏi danh mục nhà nước nắm 100% vốn là kinh doanh xăng dầu, lương thực, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên, quản lý bảo trì sân bay, bảo trì đường bộ. Nhóm nhà nước rút vốn mạnh nhất (nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần) là sản xuất thuốc lá điếu, vệ sinh môi trường, chiếu sáng đô thị, vận tải đường biển, đường sắt, đường hàng không, tài chính, tín dụng… Bên cạnh đó, dự thảo còn loại bỏ một số ngành, lĩnh vực ra khỏi danh mục nhà nước nắm giữ vốn, bao gồm sản xuất phim khoa học, phim thời sự, phim tài liệu, phim cho thiếu nhi. Sản xuất gang, thép có công suất trên 500.000 tấn/năm, sản xuất xi-măng lò quay có công suất thiết kế trên 1,5 triệu tấn/năm…
Việc tuyên bố lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN của Chính phủ được nhiều giới hoan nghênh. “Chính phủ cần cho biết thêm tỉ trọng vốn trong các DNNN sẽ giảm như thế nào. Đặc biệt là vị thế của DN độc quyền có thay đổi hay không vì các DN này đang báo hại nền kinh tế” - TS Lê Đăng Doanh bình luận.
Việc tuyên bố lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN của Chính phủ rất được hoan nghênh (Ảnh minh họa)
Tác nhân gây suy thoái
Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, chính việc làm ăn kém hiệu quả của DNNN là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra quãng thời gian suy thoái kinh tế kéo dài hiện nay.
Trong bản báo cáo Kinh tế vĩ mô 2013, ủy ban nói trên nhận định DNNN nắm giữ nhiều nguồn lực hơn nhưng hiệu quả sử dụng tài sản kém hơn hẳn so với các khu vực kinh tế khác. Cụ thể, có giai đoạn DNNN chiếm 37,2% nguồn vốn kinh doanh, 44,8% giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn nhưng chỉ tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trước thuế. DNNN phải sử dụng tới 2,2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi DN ngoài quốc doanh chỉ cần 1,2 đồng và DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần 1,5 đồng. Về hiệu quả kinh doanh, năm 2012, tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tỉ suất lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 12%. Có 2 nguyên nhân chính khiến khu vực kinh tế này hoạt động kém hiệu quả, đó là quy mô của khu vực này quá lớn trong khi mô hình quản lý có quá nhiều đầu mối và kém minh bạch.
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, thành viên nhóm thực hiện báo cáo trên, cho rằng lộ trình xóa bỏ 1.000 DNNN trong vòng 7 năm tới là biện pháp cần thiết để cải cách DNNN nhưng để tránh thu hẹp một cách hình thức, cần đưa ra mục tiêu cụ thể về giảm tỉ trọng đóng góp của DNNN vào nền kinh tế, chỉ nên ở mức 15%-17% vào năm 2015 và xuống khoảng 10% vào năm 2020 như hầu hết các nước trên thế giới.
“Giảm mạnh số lượng DNNN là giải pháp tốt nhưng phải giảm được quy mô của khu vực này. Nếu giảm đầu mối theo hướng sáp nhập các DNNN với nhau sẽ đi vào vết xe đổ là thành lập ra các siêu tổng công ty, siêu tập đoàn mà công tác giám sát không thể theo kịp”. Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh |
Theo Tô Hà (Người lao động)
Loại 1.000 doanh nghiệp nhà nước “ăn hại”
Reviewed by Unknown
on
10:40 PM
Rating:
No comments: