Chuyện Văn Hóa Đông Tây
Trên đời có lẽ không có sự va chạm nào gây nhiều sứt mẻ ghê gớm như sự va chạm văn hoá. Không có gì đáng ghê tởm bằng sự tự hào văn hoá của mình và nhạo báng văn hoá của người khác. Trong thời hoàng kim của người Bạch Chủng Rudyard Kipling khẳng định:
Về cơ thể, người ta tìm mọi ưu điểm của người Bạch Chủng để giải thích người Bạch Chủng thông minh hơn người Hoàng Chủng và Hắc Chủng. Nào là da trắng, mắt xanh, tóc hoe vàng trông đẹp đẽ. Nào là góc mặt rộng nói lên chỉ số thông minh. Nào là trán cao, đầu sói biểu lộ một trí thông minh tiềm ẩn. Nào là mũi cao và thẳng khác với mũi tẹt hay mũi hở trên không như ống khói tàu vừa kém thẩm mỹ vừa kém ánh sáng trí tuệ v. v.
Những điều này các thầy tướng Tàu cũng xác nhận. Các ông lớn đều được gọi là người tai to mặt bự. Những người trí thức là những người trán cao kiếng dày. Và, để trả đũa lại người Bạch Chủng thầy tướng Tàu phê tướng người Bạch Chủng là tướng:
Râu ria lông ngực là tôi phản Thần.
Nhưng họ quên rằng người Tây Phương có theo Khổng Giáo đâu mà gọi là tôi phản Thần theo quan niệm trung quân của Khổng Tử. Trái lại họ xem việc lật đổ vua là làm cách mạng: lật đổ chế độ quân chủ để lập nên Cộng Hoà. Cuộc đấu tranh táo bạo này xuất phát từ khái niệm dân chủ mà ra.
Các tôn giáo lớn trên thế giới đều xuất phát ở Á Châu: Đạo Bà La Môn ( Ấn Giáo) ở Ấn Độ; Phật Giáo: Nepal (tiểu lục địa Ấn Độ); Do Thái Giáo (Do Thái), Lão Giáo, Khổng Giáo (Trung Hoa); Ki Tô Giáo (Do Thái), Thần Giáo (Shintoism- Nhật Bản); Hồi Giáo (bán đảo Ả Rập).
Đạo Thiên Chúa chia ra làm: Thiên Chúa Giáo La Mã, Tin Lành, Anh Giáo (Anglicanism) và Chính Thống Giáo.
Phật Giáo chia ra làm: Phật Giáo Đại Thừa, Phật Giáo Tiểu Thừa, Hoàng Giáo Tây Tạng (Tantric Buddhism)
Các tôn giáo lớn trên thế giới đều xuất phát ở Á Châu: Đạo Bà La Môn ( Ấn Giáo) ở Ấn Độ; Phật Giáo: Nepal (tiểu lục địa Ấn Độ); Do Thái Giáo (Do Thái), Lão Giáo, Khổng Giáo (Trung Hoa); Ki Tô Giáo (Do Thái), Thần Giáo (Shintoism- Nhật Bản); Hồi Giáo (bán đảo Ả Rập).
Đạo Thiên Chúa chia ra làm: Thiên Chúa Giáo La Mã, Tin Lành, Anh Giáo (Anglicanism) và Chính Thống Giáo.
Phật Giáo chia ra làm: Phật Giáo Đại Thừa, Phật Giáo Tiểu Thừa, Hoàng Giáo Tây Tạng (Tantric Buddhism)
Tôn Giáo | Quốc Gia |
Bà La Môn Ấn Độ | Ấn Độ |
Phật Giáo Đại Thừa | Trung Hoa, Nhật, Việt Nam, Triều Tiên |
Phật Giáo Tiểu Thừa | Sri Lanka, Miến Điện, Thái Lan, Cambodia, Lào |
Thần Giáo | Nhật Bản |
Do Thái | Do Thái |
Thiên Chúa Giáo | Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, các quốc gia Trung, Nam Mỹ, vùng Caribbean, Phi Luật Tân v. v. |
Tin Lành & Anh Giáo | Anh, Đức, Hòa Lan, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Hoa Kỳ v. v. Đại Hàn có 47% dân số theo Tin Lành |
Chính Thống Giáo | Nga, Ukraine, Hy Lạp v. v. |
Hồi Giáo | Các quốc gia Trung Đông, Trung Á, Pakistan, Indonesia, Mã Lai, các quốc gia Bắc Phi và Phi Châu khác. |
Khổng & Lão Giáo | Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên |
Đạo Tin Lành và Anh Giáo là đạo Thiên Chúa canh tân không đặt dưới sự chỉ đạo của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã. Chính Thống Giáo có giáo hội riêng không có liên hệ gì với Giáo Hội Thiên Chúa La Mã tức Toà Thánh Vatican.
Phật Giáo ở Nhật là dạng Phật Giáo canh tân của Phật Giáo Đại Thừa.
Những tôn giáo ghi trên là những tôn giáo lớn. Trên thực tế còn có nhiều tôn giáo nhỏ khác. Và hiện nay ở bất cứ quốc gia nào cũng có nhiều tôn giáo khác nhau. Thí dụ Phi Luật Tân có 90% dân số theo Thiên Chúa Giáo và 10% còn lại là tín đồ Hồi Giáo, Phật Giáo, Tin Lành v. v. Ở Việt Nam ngoài Phật, Khổng, Lão còn có Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo (người Chăm), Cao Đài, Phật Giáo Hoà Hảo, Tin Lành v. v.
Nhìn tổng quát ta thấy:
- đạo Christ quan trọng ở Âu Châu và Mỹ Châu
- các quốc gia theo đạo Christ Tin Lành là những quốc gia có nền chánh trị dân chủ, kinh tế mở mang, khoa học kỹ thuật phát triển (Anh, Hoa Kỳ, Đức, Hoà Lan, các quốc gia Bắc Âu, Canada, Úc, Tân Tây Lan)
- các quốc gia Thiên Chúa Giáo Âu Châu có nền chánh trị dân chủ, kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển hơn các quốc gia Thiên Chúa Giáo Trung, Nam Mỹ, hải đảo Caribbean, Phi Luật Tân, New Guinea.
- các quốc gia Phật Giáo Đại Thừa phát triển mạnh hơn các quốc gia Phật Giáo Tiểu Thừa. Trong các tín hữu Phật Giáo Đại Thừa, Nhật là dân tộc có tinh thần phóng khoáng, kỷ cương, trật tự và thích ứng với hoàn cảnh mới dễ dàng hơn những dân tộc cùng đức tin Phật Giáo Đại Thừa.
Mao Zedong (Mao Trạch Đông) tự xem mình như đại biểu văn hoá Đông Phương. Ông tự hào với: Gió Đông đè bẹp gió Tây. Quốc ca của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc là Đông Phương Hồng. Tín hiệu phát từ Vệ Tình nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc phóng lên không gian là:
Đông Phương Hồng.
Đây Trung Quốc,
Mao Trạch Đông (Mao Zedong).
Ông Mao rất bảo thủ văn hoá Đông Phương của ông bằng cách không mặc Âu phục với cà vạt, không đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng mà chỉ ngậm trà xanh, không thích thú với chánh trị dân chủ và chánh sách độc thê v. v. Nhưng ông quên rằng chủ nghĩa Marx- Lenin mà ông ngưỡng mộ xuất phát ở phương Tây. Do ảnh hưởng của phương Tây mà ông hớt tóc ngắn chớ không thắt đuôi sam như thuở ấu thời. Muốn hớt tóc phải có cái tông- đơ ( tondeuse). Tông- đơ và dao cạo tốt đều do Đức sản xuất. Đôi giày da mà ông mang là sản phẩm của người phương Tây. Cái nút áo mà ông mặc cũng vậy. Nó không giống cái nút thắt bằng vải của quần áo cổ truyền của quê hương ông. Bộ đồ ông mặc được may bằng máy may do người phương Tây phát minh và sản xuất.
Đây Trung Quốc,
Mao Trạch Đông (Mao Zedong).
Ông Mao rất bảo thủ văn hoá Đông Phương của ông bằng cách không mặc Âu phục với cà vạt, không đánh răng bằng bàn chải và kem đánh răng mà chỉ ngậm trà xanh, không thích thú với chánh trị dân chủ và chánh sách độc thê v. v. Nhưng ông quên rằng chủ nghĩa Marx- Lenin mà ông ngưỡng mộ xuất phát ở phương Tây. Do ảnh hưởng của phương Tây mà ông hớt tóc ngắn chớ không thắt đuôi sam như thuở ấu thời. Muốn hớt tóc phải có cái tông- đơ ( tondeuse). Tông- đơ và dao cạo tốt đều do Đức sản xuất. Đôi giày da mà ông mang là sản phẩm của người phương Tây. Cái nút áo mà ông mặc cũng vậy. Nó không giống cái nút thắt bằng vải của quần áo cổ truyền của quê hương ông. Bộ đồ ông mặc được may bằng máy may do người phương Tây phát minh và sản xuất.
Ông không thắng Nhật năm 1945 mà chỉ hưởng lấy chiến thắng của Hoa Kỳ. Ông không được mời dự lễ ký kết văn kiện đầu hàng trên tàu USS Missouri ngày 02 - 09 - 1945 vì ông không phải là đại diện Trung Hoa mà chánh phủ Chongqing của Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch). Tác giả trái bom nguyên tử mà ông có năm 1964 là một người Hoa được Hoa Kỳ đào tạo và được lãnh giải thưởng Nobel về khoa học dưới quốc tịch Hoa Kỳ. Tướng Zhu De (Chu Đức) lỗi lạc của ông học ở Đức. Thủ tướng và nhà ngoại giao lỗi lạc của ông là Zhou Enlai ( Châu Ân Lai) học ở Nhật, Pháp v. v.
Người Trung Hoa hãnh diện với trường Võ Bị Whampoa (Hoàng Phố). Các tướng lãnh lỗi lạc của Quốc Dân Đảng và Cộng Sản Trung Hoa đều xuất thân từ trường Võ Bị này. Đó không phải trường Võ Bị mà Liên Sô (phương Tây) giúp cho Trung Hoa thời Quốc- Cộng Liên Minh lần thứ nhất sao? Năm 1923 Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) há không nghiên cứu tổ chức chánh trị, quân sự ở Liên Sô? Con trai của ông, Chiang Chingkuo há không học ở Liên Sô và có vợ Nga? Vì sao chủ tịch Mao Zedong thúc giục viên y sĩ của mình tìm mọi cách làm cho ông chóng bình phục sức khoẻ để đón tiếp tổng thống Nixon năm 1972? Do đâu Trung Quốc có vị trí như ngày nay nếu không phải nhờ học hỏi kỹ thuật phương Tây và theo kinh tế thị trường của xã hội tư bản phương Tây hay nói rõ hơn là Hoa Kỳ?
Ai Cập cổ há không có nền văn minh sáng lạn? Nhưng nền văn minh ấy không do chính người Ai Cập nghiên cứu và phổ biến mà do các nhà khảo cổ, các nhà Ai Cập học Pháp và Anh nghiên cứu và phổ biến. Cái trống đồng của người Việt cổ cũng do người Pháp khai quật và nghiên cứu. Vậy chừng nào gió Đông đè bẹp gió Tây?
Người Nhật điềm đạm, thầm lặng, khiêm tốn nhưng tự tin và kỷ cương hơn người Hán và nói riêng ông Mao Zedong. Họ có ý thức và nhận thức thâm sâu. Họ kính trọng Thiên Hoàng của họ. Họ biết người và biết ta nên đã âm thầm học cái hay của người, vất bỏ cái dở hay lỗi thời và bảo trì cái hay đặc thù của mình. Tiếng súng đại bác thị uy của Perry năm 1853 đã giúp nước Nhật chọn con đường canh tân xứ sở. Tướng quân Yoshinobu Tokugawa từ bỏ quyền hành mà tổ tiên ông lưu lại trên 02 thế kỷ (1600 - 1867) để Thiên Hoàng Meiji canh tân xứ sở hầu đưa đất nước thoát cảnh lạc hậu, nghèo khổ và suy nhược. Ông ý thức được trách nhiệm của chế độ tướng quân do dòng Tokugawa lãnh đạo trên 02 thế kỷ chỉ làm cho cả dân tộc nhận lấy sự nhục nhã trước một khẩu súng bằng thép dài không quá 2 m bắn thị uy ngoài khơi vịnh Edo! Năm 1945 họ không thừa lúc thất trận để làm chuyện phế lập như thường thấy ở các nước láng giềng. Họ thất trận. Họ nhận chịu mọi nhục nhã của người thất trận để chuẩn bị tương lai cho quê hương và dân tộc họ. Chính người bại trận đã làm cho người thắng trận phải giở nón khâm phục khi đã đưa kinh tế Nhật lên hạng thứ nhì trên thế giới vào thập niên 1970, 1980, 1990. Chỉ có người thắng trận như Hoa Kỳ mới biết khâm phục người bại trận kiêu hùng và tự trọng như Nhật. Và chỉ có người bại trận như Nhật mới cảm ơn Hoa Kỳ và xem tướng Mc Arthur như ân nhân. Trong thời kỳ canh tân Nhật quan tâm đến Anh. Đô đốc Togo Heihachiro (1848 - 1934), người đánh bại hạm đội Nga năm 1905 tại eo biển Tsushima từng học về hàng hải ở Anh từ năm 1871 đến 1878. Đến thế kỷ XX Nhật quan tâm đến Hoa Kỳ. Đô đốc Isoroku Yamamoto (1884 - 1943) từng sống, làm việc và học đại học Harvard từ năm 1919 đến 1923 rồi 1926. Năm 21 tuổi Yamamoto là một sĩ quân hải quân có tham dự trận hải chiến Tsushima năm 1905. Năm 1941 ông là người chỉ huy tấn công Pearl Harbor theo lịnh của Tojo.
Thuở nhỏ tôi không siêng học nên bây giờ tôi siêng hỏi. Đôi khi câu hỏi của tôi ngây ngô và vụng dại nhưng nó xuất phát từ sự chân thật tận đáy lòng. Tôi nhờ các thân hữu và những người có đọc bài viết này vui lòng góp ý và trả lời một vài thắc mắc mà tôi nêu ra nếu có. Các thân hữu đừng ngần ngại sửa chữa sự ngây ngô và vụng dại của tôi nếu có vì chúng ta cần học học hỏi lẫn nhau không ngừng.
Thuở nhỏ tôi không siêng học nên bây giờ tôi siêng hỏi. Đôi khi câu hỏi của tôi ngây ngô và vụng dại nhưng nó xuất phát từ sự chân thật tận đáy lòng. Tôi nhờ các thân hữu và những người có đọc bài viết này vui lòng góp ý và trả lời một vài thắc mắc mà tôi nêu ra nếu có. Các thân hữu đừng ngần ngại sửa chữa sự ngây ngô và vụng dại của tôi nếu có vì chúng ta cần học học hỏi lẫn nhau không ngừng.
Khi còn ở quê nhà cũng như lúc sống trên quê hương thứ hai thỉnh thoảng tôi vẫn nghe hay đọc những bài viết nói triết lý Đông Phương cao siêu trong khi triết lý Tây Phương nông cạn. Thú thật tôi muốn học cái cao siêu và tìm hiểu cái nông cạn. Tôi vẫn thắc mắc tại sao người có triết lý cao siêu vẫn cứ theo học người có triết lý nông cạn. Càng thắc mắc hơn khi không thấy người có triết lý nông cạn sang học người có triết lý cao siêu. Nếu có năm hay mười học giả tò mò để viết sách thì không thể xem ngoại lệ là luật được.
Với cái triết lý cao siêu, người Đông Phương đã hoàn thành được những gì để cống hiến cho quê hương và nhân loại?
Do đâu người nông cạn trở thành đế quốc? thực dân? Nếu vậy mình nên chọn cái cao siêu hay cái nông cạn? Có phải triết lý cao siêu là triết lý vòng vo nói không ai hiểu? và triết lý nông cạn là triết lý nói ra ai cũng hiểu? Hay triết cao siêu là nói như thế này mà phải hiểu ngược lại mới đúng? Triết lý nông cạn ai cũng hiểu nên ai cũng thực hành được?
Người Nhật có sai lầm khi Tây Phương hoá đất nước họ vào năm 1868 không? Họ có mất gốc sau cuộc canh tân theo Tây Phương không? Họ đâu có nhục nhã hay chối bỏ đã từng chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa. Thực tế họ tiếp nhận Phật Giáo qua trung gian của các sư tăng Triều Tiên vào thế kỷ VI. Nhưng trên mặt đất này không có gì là bất biến cả. Họ mạnh dạn vất bỏ Tết Nguyên Đán để cử hành Tết Dương Lịch. Họ vất bỏ Đông Y để dồn nỗ lực nghiên cứu Tây Y. Họ học hỏi, bắt chước nhưng không ăn cắp kỹ thuật của nước nào cả. Họ bảo trì chữ viết rắc rối của họ chớ không theo mẫu tự La Tinh vì đó là lịch sử như người Do Thái bảo trì chữ Hebrew đầy rắc rối và khó khăn của họ. Đó là lịch sử. Đó là niềm tự hào về sự nghiệp của tiền nhân để lại. Người Nhật thích ứng với tư tưởng dân chủ nhưng luôn luôn tôn kính Thiên Hoàng.
Tôi cúi đầu ngưỡng mộ Đại Hàn. Dù oán ghét sự cai trị cứng rắn của người Nhật trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945, họ đã học hỏi rất nhiều nơi người đô hộ họ thay vì chỉ ngồi chửi suông và gây oán hận từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách vô ích. Họ học óc tổ chức, tinh thần kỷ luật, óc trật tự, sự hăng say trong công việc, óc tìm tòi, học hỏi, sự đơn giản, tinh thần trách nhiệm... Kết quả: họ thoát cảnh nghèo nàn và lạc hậu trong khi mọi tệ trạng xã hội vẫn còn đeo đuổi các quốc gia đồng châu và đồng cảnh ngộ với họ trước kia. Người ta lên án tướng Park Chung Hee (Phác Chánh Hy) đủ thứ. Nào là tướng độc tài. Nào là sĩ quân do đế quốc Nhật đào luyện. Nào là người của CIA Mỹ đưa lên cầm quyền. Có điều người ta quên hỏi:
Tôi cúi đầu ngưỡng mộ Đại Hàn. Dù oán ghét sự cai trị cứng rắn của người Nhật trên bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945, họ đã học hỏi rất nhiều nơi người đô hộ họ thay vì chỉ ngồi chửi suông và gây oán hận từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách vô ích. Họ học óc tổ chức, tinh thần kỷ luật, óc trật tự, sự hăng say trong công việc, óc tìm tòi, học hỏi, sự đơn giản, tinh thần trách nhiệm... Kết quả: họ thoát cảnh nghèo nàn và lạc hậu trong khi mọi tệ trạng xã hội vẫn còn đeo đuổi các quốc gia đồng châu và đồng cảnh ngộ với họ trước kia. Người ta lên án tướng Park Chung Hee (Phác Chánh Hy) đủ thứ. Nào là tướng độc tài. Nào là sĩ quân do đế quốc Nhật đào luyện. Nào là người của CIA Mỹ đưa lên cầm quyền. Có điều người ta quên hỏi:
- Ông ấy đã có bao nhiêu tiền ở ngân hàng Hoa Kỳ, Anh hay Thuỵ Sĩ? Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG CÓ.
- Vòng bụng và gương mặt của ông có đủ điểm số để trở thành một nhà lãnh đạo tham ô với mặt nọng tham tiền, hiếu sắc của TRƯ MA VƯƠNG hay không? Câu trả lời là KHÔNG.
- Ông có lạm quyền để giành những quyền lợi kinh tế, tài chánh cho gia đình và thân nhân của ông không? Câu trả lời: KHÔNG
- Ông làm phương hại gì cho Đại Hàn? Câu trả lời: KHÔNG CÓ.
Ông thực sự nắm quyền năm 1963 đến khi bị ám sát năm 1979. Trong thời gian này Đại Hàn phát triển kỹ nghệ hoá học và kỹ nghệ nặng. Thế giới xem ông là một nhà lãnh đạo lỗi lạc ở Á Châu. Đừng quên rằng Triều Tiên bị chiến tranh tàn phá trong đệ nhị thế chiến, trong chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) và bị qua phân sau đệ nhị thế chiến. Chỉ trong vòng 12 năm sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt và 02 năm sau khi Park Chung Hee cầm quyền, kinh tế Đại Hàn tức phân nửa bán đảo Triều Tiên ở phía Nam đã khởi sắc. Công cuộc kỹ nghệ hoá tiến hành. Đến năm 1980 Đại Hàn là một trong Tứ Hổ Kinh Tế Á Châu. Xem như thế mới thấy sự quan trọng của nhà lãnh đạo trong việc làm cho đất nước phú cường, toàn dân ấm no và hạnh phúc: lãnh đạo can đảm, liêm khiết, có khả năng, có viễn kiến, có nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm.
Nếu lấy lợi tức đầu người của Hoa Kỳ làm chuẩn là 100 ta có bảng thống kê sau đây:
Quốc Gia | 1960 | 1970 | 1977 | 1985 |
Đại Hàn | 12 | 17 | 23 | 31 |
Brazil | 18 | 18 | 24 | 23 |
Do Thái | 41 | 52 | 53 | 48 |
Nhật Bản | 33 | 64 | 67 | 77 |
Đại Hàn chỉ học hỏi Nhật Bản và Hoa Kỳ để trở thành một quốc gia có nền kinh tế xếp hạng 12 trên thế giới. Người Đại Hàn thay đổi cái nhìn của họ đối với tướng Park Chung Hee (Phát Chánh Hy) khi bỏ phiếu cho ái nữ của ông làm tổng thống hiện nay. Đại Hàn chẳng những thoát khỏi sự lạc hậu, nghèo khổ của một quốc gia có quá khứ thuộc địa bị chiến tranh tàn phá, bị qua phân và bị các quốc gia láng giềng không ngừng đe doạ, bắt nạt mà còn thoát khỏi sự lạc hậu tư tưởng trong xã hội phong kiến già nua. Đại Hàn có tỷ lệ tín đồ Tin Lành cao nhất ở Á Châu (47%). Tỷ lệ này như nói lên một điều gì quan trọng trên đất nước của Trương Lương. Một cựu tổng thống từng là đối lập của tướng Park Chung Hee đã tự tử khi được biết phu nhân của ông tham nhũng. Con gái ông chủ công ty hàng không và là phó chủ tịch của công ty bắt lỗi một chiêu đãi viên hàng không khi phục vụ bà ta như những người hành khách khác trên phi cơ. Bà bắt cô chiêu đãi viên phải quì xuống xin lỗi và bắt chiếc phi cơ phải quay trở lại. Dư luận trong nước chống lại cách cư xử hách dịch của bà phó chủ tịch lạm quyền làm nhục nhân viên cấp dưới và gây phiền toái cho hành khách khiến gia đình bà phải xin lỗi cô chiêu đãi viên. Toà án xử bà phó chủ tịch hống hách 03 năm tù (2015). Bản án này có vẻ nặng nề nhưng nó phản ánh ước mơ của nước Đại Hàn muốn gội sạch nhưng tỳ vết độc hại của những tư tưởng lạc hậu, phong kiến và phi dân chủ trong một quốc gia phồn vinh, lành mạnh và văn minh tiến bộ thực sự.
Đừng vội khẳng định gió Đông tốt hay gió Tây tốt. Chuyện gió Đông đè bẹp gió Tây hay ngược lại không cần thiết đối với sự phát triển của quê hương và cuộc sống của dân tộc ta. Điều chúng ta cần là ngọn gió mát không độc. Ngọn gió đó giúp cho quê hương chúng ta vươn lên và mang cho toàn dân ta tự do, ấm no và hạnh phúc để cho cuộc sống có ý nghĩa với kiếp người và quyền làm người trọn vẹn.
Phạm Đình Lân , F.A.B.I (bài do bạn MậuTrần giới thiẹu)
Chuyện Văn Hóa Đông Tây
Reviewed by Unknown
on
4:21 PM
Rating:
No comments: