5 huyền thoại và nhận thức sai về bệnh tiểu đường




Năm 2014, Tổ chức Tiểu đường Quốc tế đã báo cáo là có 387 triệu người trên thế giới bị bệnh tiểu đường, với nhiều triệu ca không được chẩn đoán



Phần đông chúng ta liên kết bệnh tiểu đường với việc tiêu thụ quá nhiều đường hoặc với nếp sống không lành mạnh và cho rằng mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là  phải liên tục chích insulin.
Thực ra nhiều người  không ý thức được là kỳ thực  có một loạt các bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới chúng ta theo những cách khác nhau. Trong khi một số những định kiến bao quanh bệnh này có chứa đôi chút sự thật, thì lại  có nhiều sự kiện thực tế  hơn xua tan những đoán chừng này thay vì hỗ trợ chúng. Vì ngày nay có quá nhiều người bị bệnh tiểu đường nên điều quan trọng là phải  làm sao biết phân biệt được thực tế với viễn tưởng, đặc biệt là hiện nay  cứ hai người mắc bệnh tiểu đường lại có một người không biết mình bị bệnh này.

Dưới đây là năm huyền thoại vể bệnh tiểu đường và lý do tại sao chúng không hoàn toàn đúng

1- Chế độ ăn uống gây ra bệnh tiẽu đường loại 1?

Bệnh tiễu đường loại 1 là do cơ thễ không sản xuất đủ insulin, một hormon mà cơ thễ cần có đ chuyễn hóa tinh bột, đường và các thực phẫm khác thành năng lượng. Trong bệnh này tuyến tụy không còn có thễ sản xuất insulin, nhưng chích insulin với cây bút hay máy bơm có thễ giữ cho mức glucoz trong máu ở trong tầm kiễm soát

Loại bệnh tiễu đường này là một rối loạn tự miễn nhiễm không thể phòng ngừa được, gây ra một phần do sự phối hợp của rũi ro di truyền tụ phát và sự tiếpxúc với môi trường bao gổm cả sự tiếp xúc với một số virus như virus enterovirus và Epstein-Barr virus. Các virus này cũng còn có thể  kích động một phản ứng miễn nhiễm bất bình thường , phản ứng này sẽ tấn công không những virus nói trên mà còn cả tuyển tụy cũa cơ thể

 

Bệnh tiễu đường loại 1 thường ra được phát hiện sớm nơi các trẻ em, và khoảng 90 phẩn trăm trẻ em bị bệnh tiễu đường loại 1 không thuộc những gia đình có tiễu sử y lý bị bệnh này. Hiện nay các nhà khảo cứu chưa phát hiện ra cách phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 1

Tuy nhiên điều chắc chắn là bệnh này không xẫy ra do số lượng đường người bệnh tiêu dùng. Nhiều phụ huynh tự trách mình khi con cái họ đuợc chẫn đoán bị bệnh này, nhưng sự thật môt người không thễ mắc bệnh này vì ăn đường. Mặc dầu ăn những ngũ cốc có đường hoặc uống những nước giải khát  có đường (sweetened soft drinks) không tốt cho bất kỳ ai, nhưng cuối cùng thì tiêu thụ đường vẫn không phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 1

2. Người bị tiểu đường không được ăn đường?

Thật ra, người bị tiểu đường có thễ tiêu thụ đường môt cách chừng mực . Như đã nói ỡ trên, ngưởi ta thuởng nghĩ là bệnh tiểu đưởng là do tiêu thụ đường mà ra. Do đó có lập luận cho rằng nếu chúng ta không ăn đường thì sẽ không mắc bệnh tiểu đường hay sẽ không bị liên lụy với bệnh này

Thật ra vấn đề không đơn giản như vậy. Trái với loại 1, bệnh tiễu đường loại  2 xẫy ra vì cơ thể không sử dụng insulin đúng cách và mức glucoz-huyết cao hơn bình thường. Tuy nhiên, người bị bệnh tiễu đường loại 2 không những chĩ có trở ngại trong việc xử lý đường mà còn gặp khó khăn trong việc xử lý các chất béo. Vỉ vậy một chế độ ăn uống giảu chất béo cũng có thễ tăng mức glucoz-huyết giống như đường vậy. Trong khi loại carbohidrat ảnh hưởng tới tốc độ tăng cũa mức đường huyết thỉ tỗng số carbohidrat tiêu thụ lại ảnh hưởng nhiều hơn tới độ cao thấp của mức đường huyết. Vỉ vậy, một chế độ ăn uống nặng vế carbohidrat ( mì ống, b ánh mì và các loại hạt) có thể cũng khó kiễm soát như một chế độ nhiều đường chế biến



Các bệnh nhân tiểu đường cần ăn theo một  chế độ quân bình, lành mạnh và đặc biệt chú trọng vào việc kiểm soát khẩu phần ăn. Không nhất thiết phảt cắt bỏ hoàn toàn đường  và chất béo. Các carbohidrat  và chất béo vẫn có thễ có  mặt trong chượng trình dinh dưỡng lành mạnh cho ngưởi tiểu đường, nhưng bệnh nhân chỉ được ăn có chừng mực  

Chế độ  ăn uống của ngưởi  tiểu đường tương tự như chế độ tốt cho tim, bao gồm trái cây và những đường khác với số lượng lành mạnh, cùng với rau, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt

3. Insulin là trị liệu cuối cùng cho bệnh tiểu đường ? 
         
Insulin là phương thuốc hiệu quả nhất cho bệnh tiểu đường loại 1 và đôi khi cho cả loai 2. Thực ra [ theo tác giả bài này] insulin luôn luôn là lựa chọn đầu tiên cho bệnh nhân vì nó giúp cho cơ thể khỏi phải lo sản xuất insulin sao cho đủ (loại 1) hoặc dùng sai insulin (loại 2) 

 máy bơm insulin

Tập có thói quen chích insulin, dù là với cây bút, ống chích hay máy bơm, là một cách hữu hiệu đễ giữ cho glucoz-huyết ở gần mức  bình thường. Tuy nhiên người ta thường coi việc chích insulin là bất tiện hoặc đau đớn, nên thuờng ra chỉ nghĩ tới insulin như là phương sách cuối cùng

Thật ra việc chích insulin giúp bênh nhân kiễm soát được toàn cơ thễ mình và có thể được điều chỉnh để cho phù hợp với nếp sống riêng của từng người. Đây là lựa chọn thực tiễn, tiện lợi và tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều ngưởi sừ dụng insulin chỉ vào những lúc cần tới và điều này xoá bỏ được huyền thoai cho rằng một khi đã dùng insulin rồi...thì luôn luôn phải dùng insulin

4. Bệnh tiểu đường không thễ  kiểm soát được ?

Các trị liệu và kỹ thuật mới giao trách nhiệm quản lý bệnh tiểu đường trực tiếp vào tay bệnh nhân. Trong khi hầu hết mọi người đều nghĩ rằng việc mức glucoz không được nhất quán là bình thường, thì có những công cụ cho phép các bác sĩ làm cho một chương trình trị liệu phù hợp với nếp sống cũa mỗi cá nhân



Trong quá khứ người bệnh tiễu đường đã phải tuân theo một nếp sống có kỷ luật, phải dùng bữa vào những giờ nhất định hay chích insulin cách nhau những khoảng thởi gian đều đặn. Mặc dầu đây là một cách để quản lý bệnh, nhưng không phài là cách duy nhất. Các phuơng pháp trị liệu mới cho phép người ta sử dụng insulin sao cho phù hợp với đời sống của bệnh nhân thay vì ngược lại

Mỗi ngày insulin đều làm cùng một công việc cho cơ thề, nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải làm cùng một thứ mỗi ngày. Chẳng hạn như, [ tác giả bải viết] đã thấycó những bệnh nhân chích ngay trước khi ăn một lượng lượng định sẵn insulin dựa và nhửng carbohidrat tiêu thụ,  như vậy điều này  cho phép nhiều biến thể khác nhau của chế độ ăn uống của họ. Insulin  có thễ xử lý các đường trong bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn cách này thì bạn sẽ cần phải chích insulin thường xuyên hơn

Với sự phát minh ra các phượng pháp và kỹ thuật mới, các bênh nhân được  trao quyền nhiều hơn so với trước  để gánh trách nhiệm chẫn đoán bệnh của bản thân

5. Chất làm ngọt nhân tạo tốt cho bạn hơn là đường?

Huyền thoại này đưa ta trở về huyền thoai (2) trên đây và  có liên quan tới những người tìm cách thoả mãn ham muốn ăn ngọt trong khi vẫn ( một cách lầm lẫn) tìm cách hoàn toàn tránh ăn đường
Nhiều thực phẩm mang nhãn dán  "sugar free" (không có đường) thât ra có chứa những rượu đường * (sugar alcohols) . Các rượu đường này không làm mức đường huyết tăng cao như là đường  nhưng có nhửng tác dụng phụ khác ảnh hưởng tới dạ  dày và ruột


Những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ là các chất làm ngọt nhân tạo( artificial sweeteners) và các chất làm ngọt không bổ duỡng (non-nutrient sweeteners) thực ra làm tăng sự đề kháng với insulin và tăng cảm giác đói. Như vậy, những người tìm cách tiết kiệm calori có thễ cuối cùng lại phải ăn nhiều hơn do ảnh hưỡng của các chất làm ngọt nhân tạo này

Tốt nhất là bạn nên loại bỏ hẳn các đường nhân tạo ra khỏi chế độ ăn uống. Nếu bạn thích ăn ngọt thì hãy tìm ăn các chất làm ngọt thiên nhiên (natural sweeteners) hay trái cây, nhưng bạn luôn luôn phải nhớ ăn cho có chừng mực

Kết luận
Những gì bạn hoặc nhữngngưởi bị bệnh tiễu đường biết về bệnh này có thể không phài luôn luôn là đúng. Vỉ vậy bạn phài biết phân biệt đâu là sự thật , nhu vậy sẽ giúp ích cho sự hiệu biết của bạn cũng như tốt cho cơ thễ của bạn .

5 Myths and Misconceptions About Diabetes -- Busted ; Jay Shubrook MD/ US News; July 20,2015

-----------------------

(*) Ghi chú

Rượu đường (sugar alcohols)  là mõt loại chất làm ngọt (sweetner) được dùng trong các thực phậm có nhãn dán "sugar free" như kẹo nhai (chewing gum), kẹo không đường, bánh ngọt, nước ngọt và những thực phẩm khác

Rượu đường có khoảng một nửa tới một phần ba calori ít hơn đường; Như vậy khi một thực phẩm có ghi không chứa đường nhưng có 20 gram ruơu đường thì số calori của nó sẽ tuơng đượng với khoảng 10 gam  đưởng. Đứng về mặt carbohidrat, thì nếu trong một thực phẩm có trên  5 gram rượu đường thỉ bạn có thễ trừ phân nửa số gram rượu đường ra khỏi tổng số gram carbohidrat có trong thực phẩm ấy. Chẳng hạn như, nếu một thực phẩm có 30 gram carbohidrat và 8 gram rượu đường thì bạn có thể coi thực phẩm ấy chỉ có    30 gram - 4 gram = 26 gram carbohidrat.



ợu đường có tự nhiên trong một số thực phẩm gốc thực vật với số lượng nhỏ như trong các trái mọng (berries) và trái cây. Các tên thông thư ờng của rươu đường là erythritol, glycerol, isomalt, lactitol, maltitol, mannitol, sorbitol, xylitol, and hydrogenated starch hydrolysates (HSH).
Rượu đường được dùng để tạo ngọt cho các thực phẫm ăn kiêng. Rươu đường cũng được dùng trong kẹo nhai, kem đ ánh răng, và thuốc xúc miệng. Nhựng người bị tiểu đuờng ăn các thực phẩm có đưởng rượu bỡi vì chất này biền thàng glucoz  châm hơn nên  không làm đường trong máu tăng đột ngột
Tóm l ại các thực phẫm ghi là "sugar free" có chứa rượu đường vẫn có carbohidrat và calori. Trá i lại nếu dùng chất  làm ngọt nhân tạo (artificial sweetener ) thỉ thực phẫm này sẽ   không chứa calori và không có t ác dụng lên đưởng-huyết
5 huyền thoại và nhận thức sai về bệnh tiểu đường 5 huyền thoại và nhận thức sai về bệnh tiểu đường Reviewed by Unknown on 4:04 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.