Tụy nhân tạo: một đột phá trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1
Các nhà khoa học đã chế tạo thành công “tụy nhân tạo” ( artificial pancreas)được cấy ghép vào cơ thể người có thể thay thế việc sử dụng thuốc tiêm insulin và máy bơm cho bệnh nhân tiểu đường loại 1.
Insulin pump: máy bơm insulin; continuous glucose monitor: máy theo dõi glucoz liên tục; Control-Algorithm: Kiêm soát-Thuật toán
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH California Santa Barbara (Mỹ) đã chế tạo ra một loại tụy nhân tạo ( artificial pancreas) được cấy ghép vào cơ thể người. Tuyến tụy này sử dụng một thuật toán để theo dõi mức độ glucose trong máu của bệnh nhân và tính toán liều lượng insulin cần thiết, sau đó nó tự động chuyển insulin tới cơ thể bệnh nhân.
Khi tiến hành kiểm tra thiết bị này trên máy tính để xem xét việc tăng giảm nồng độ glucose xảy ra sau các bữa ăn trong ngày, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng, tụy nhân tạo có thể duy trì lượng đường huyết tối ưu trong phạm vi từ 80-140 mg / dL chiếm 78% thời gian, không gây hạ đường huyết.
Giáo sư Francis J. Doyle , trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Thiết bị này có thể giúp kiểm soát rất tốt lượng đường huyết, giảm thiểu các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường loại 1.Hơn nữa, nó còn giúp giảm chi phí chăm sóc y tế và số lần tự kiểm tra đường huyết ở bệnh nhân, như vậy thiết bị này sẽ tạo sự thoải mái hơn cho bệnh nhân".
Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn nữa đối với thiết bị này để đánh giá hiệu năng an toàn của nó đối với cơ thể.Họ cũng hy vọng rằng, "tụy nhân tạo" sẽ được áp dụng rộng rãi cho các bệnh nhân tiểu đường loại 1 trong khoảng 5 năm tới.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ, có khoảng 1,25 triệu người lớn và trẻ em ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường loại 1, trong đó khoảng 200.000 người ở độ tuổi dưới 20.
Khi tiến hành kiểm tra thiết bị này trên máy tính để xem xét việc tăng giảm nồng độ glucose xảy ra sau các bữa ăn trong ngày, nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng, tụy nhân tạo có thể duy trì lượng đường huyết tối ưu trong phạm vi từ 80-140 mg / dL chiếm 78% thời gian, không gây hạ đường huyết.
Giáo sư Francis J. Doyle , trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: "Thiết bị này có thể giúp kiểm soát rất tốt lượng đường huyết, giảm thiểu các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường loại 1.Hơn nữa, nó còn giúp giảm chi phí chăm sóc y tế và số lần tự kiểm tra đường huyết ở bệnh nhân, như vậy thiết bị này sẽ tạo sự thoải mái hơn cho bệnh nhân".
Các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn nữa đối với thiết bị này để đánh giá hiệu năng an toàn của nó đối với cơ thể.Họ cũng hy vọng rằng, "tụy nhân tạo" sẽ được áp dụng rộng rãi cho các bệnh nhân tiểu đường loại 1 trong khoảng 5 năm tới.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa kỳ, có khoảng 1,25 triệu người lớn và trẻ em ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường loại 1, trong đó khoảng 200.000 người ở độ tuổi dưới 20.
Tưởng nên biết là theo các phương pháp bổ sung insulin truyền thống, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên phải tự kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng insulin đưa vào cơ thể. Nhưng thực tế khoảng 2/3 số người bệnh không thực hiện được điều này.
Phát minh trên được đánh giá là có tiềm năng cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh tiểu đường và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
(theo alobacsi.com)
Phát minh trên được đánh giá là có tiềm năng cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh tiểu đường và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
(theo alobacsi.com)
Tụy nhân tạo: một đột phá trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 1
Reviewed by Unknown
on
5:23 PM
Rating:
No comments: