Tâm sự người về hưu
Ông Minh khi đi tị nạn tới Úc thì đã bốn mươi tuổi đời, cái tuổi mà theo người Âu Mỹ là cái tuổi khởi đầu cho công danh sự nghiệp nên cũng không muộn màng lắm đối với một kẻ tị nạn bắt đầu làm lại cuộc đời nơi xứ người như ông. Sau hai mươi lăm năm trời, một phần tư thế kỷ làm việc trả nợ công dân góp phần xây dựng nước Úc, ông về hưu lúc sáu mươi lăm, đúng tuổi hưu trí mà chính phủ đã quy định cho tất cả mọi người dân.
Trước ngày ông thôi việc, nhân viên làm lương tính sổ cho ông thấy ông còn dư tới 146 ngày sick leave (nghỉ bệnh) và ba tháng holiday cộng thêm long service leave (nghỉ thâm niên ba tháng) vị chi là sáu tháng. Theo lụât công đoàn, “sick leave” hằng năm không lấy thì kể như bỏ, chỉ có holiday mới được để dồn năm này qua năm nọ nghỉ chừng nào cũng được.
Vì vậy khi lãnh tiền hưu trí, ông không được lãnh khoản tiền sick leave, bạn bè tiếc hùi hụi cho ông, nói sao lúc đi làm ông không kiếm bệnh để nghỉ, bây giờ không lấy được đồng nào thiệt uổng. Ông Minh nói trời thương cho tôi không bị bệnh là có phước rồi, khi không khai bệnh lấy ngày nghỉ ở nhà chơi thấy quấy lương tâm quá, chừng nào bệnh thiệt hẳn hay. Một con người có bản tính ngay lành chân chỉ như ông vậy dĩ nhiên là không thích ăn không ngồi rồi bởi vì “nhàn cư vi” có ngày sẽ sinh “bất thiện”.
Do đó, trước khi nghỉ làm, ông cứ băn khoăn lo lắng cho thời gian sắp tới ở nhà không có việc gì làm chắc sẽ trở thành bất đắc chí buồn chán sanh tật họăc phát điên lên được. Ông đi kiếm mấy người quen đã về hưu trước mình hỏi thăm coi họ làm gì để đốt thời gian cho hết khoảng đời còn lại. Nghĩ cũng trớ trêu buồn cười thật. Người đi làm thì học hỏi kinh nghiệm là phải, đằng này về hưu cũng phải tìm người vấn kế thọ giáo để noi theo. Khổ thiệt! Có người bày cho ông Minh đi làm việc thiện nguyện giúp đời tùy theo khả năng và sức khỏe của mình. Có người thì nói:
Do đó, trước khi nghỉ làm, ông cứ băn khoăn lo lắng cho thời gian sắp tới ở nhà không có việc gì làm chắc sẽ trở thành bất đắc chí buồn chán sanh tật họăc phát điên lên được. Ông đi kiếm mấy người quen đã về hưu trước mình hỏi thăm coi họ làm gì để đốt thời gian cho hết khoảng đời còn lại. Nghĩ cũng trớ trêu buồn cười thật. Người đi làm thì học hỏi kinh nghiệm là phải, đằng này về hưu cũng phải tìm người vấn kế thọ giáo để noi theo. Khổ thiệt! Có người bày cho ông Minh đi làm việc thiện nguyện giúp đời tùy theo khả năng và sức khỏe của mình. Có người thì nói:
- Gắn cái internet chơi đi, rất hữu ích, mọi chuyện trên thế giới đều thu gọn trong đó, biết bao nhiêu chuyện cho mình học hỏi nghiên cứu. Còn không thì đi thư viện mượn sách về đọc, nếu có hứng thì dịch bài tiếng Anh gởi đăng báo cho vui. Ôi! Thiếu gì công chuyện, lo gì. Sợ là sợ làm biếng không chịu làm, chớ muốn làm thì biết bao chuyện để làm.
Có người lại cho ý:
- Ông từ trong bộ ra, đã rành rẽ đường đi nước bước như trong lòng bàn tay, hay là mở một văn phòng di trú tư làm chủ, “có ăn’’ lắm đó, nhứt là ông được nhiều người biết đến, chắc người ta sẽ ủng hộ ông lắm.
Ông Minh cười lắc đầu nói:
- Tôi “có ăn’’ đủ quá rồi nên giờ đây muốn nghỉ. Nếu muốn làm thì tôi vẫn có thể làm tới bảy mươi. Big boss tôi hỏi mà tôi từ chối đây nè, tội gì lại đút đầu vô nữa cho thêm mệt. Tôi hòng ra khỏi chớ chẳng mong bước vào. Làm cho nhiều chết cũng có mang theo được đâu. Ở nhà hủ hỉ với vợ con cho ấm tuổi già. Từ khi qua Úc tới giờ tôi chưa có dẫn bả đi chơi đâu hết. Cứ lo làm không hà. Tội nghiệp bả cũng không đòi hỏi phàn nàn gì.
Tại tánh ông Minh hay lo xa sợ hờ như vậy chớ ông có hai thằng cháu ngọai, một thằng mới sanh và một thằng một tuổi rưởi. Rồi đây ông mặc sức mà bận rộn bù đầu thở không kịp chớ vợ con đâu dễ gì cho ông ở không mà ông sợ thất nghiệp.
Và cuối cùng thì ngày hưu cũng tới với ông. Ông gác bút, “sayonara” đồng nghiệp bạn bè một đi không trở lại. Về phụ bà xã babysit hai thằng cháu cho con cho rể đi làm. Tưởng đâu out of work thì sẽ có nhiều giờ rảnh rổi lắm, ai dè nghỉ ở nhà rồi ông mới biết trong nhà ông cái gì cũng có nhưng kiếm không ra chữ “nhàn”.
Bây giờ ông bận tối mặt tối mũi vì công việc nhiều gấp mấy lúc đi làm. Ông chẳng khác nào một Mister Mom, rành sáu câu công việc chăm sóc baby như thay tả, cho bú, bồng bế, hát ru vv… Mỗi khi cho bú xong bình sữa, ông còn biết ẳm đứng thằng nhỏ lên vuốt vuốt lưng cho tới khi nó ợ được một cái cho tiêu thì mới để nó xuống nằm chơi hay trườn, bò, lăn lết gì đó mặc sức chớ không "ợ" thì một hồi sau nó sẽ ọc sữa tùm lum. Mỗi khi phải chở bà xã và hai thằng cháu ra ngoài đi shopping hay đi công chuyện, ông đều mặc cái quần cargo kaki sáu túi, hai túi trước, hai túi sau và hai túi hai bên đầu gối. Ông “cụ bị” nào là bình sữa, bình nước, “tù và’’(núm vú cao su), khăn giấy, mobile phone, chìa khóa xe, chìa khóa nhà… Lung tung như là một anh biệt kích commando trong tư thế sẵn sàng ứng chiến. Có khác chăng là cảm tử quân người ta trang bị vũ khí súng ống, lựu đạn cay, hơi ngạt, dao găm, dây nhợ, vv… Còn ông thì trang bị baby stuff và toys đầy mình. Người quen nào tình cờ gặp lại ông chắc không tránh khỏi ngạc nhiên lẫn buồn cười không ngờ ông “xuống đời” tới như vậy bởi vì :
Ngày nào cà vạt sơ mi
Bây giờ quần thợ kaki loàng xoàng
Ngày nào cặp táp đường hoàng
Bây giờ bao bị đẩy pram lè phè
Nhưng đối với ông thì ông rất happy với cái job giữ cháu này vì hồi xưa có con, ông bận đi làm suốt, không mấy khi có thời gian enjoy con cái như bây giờ. Về hưu có cháu, hằng ngày được theo dõi mọi biến chuyển của chúng từ tiếng cười tiếng nói bi bô tới những bước chân chập chững đầu tiên té lên té xuống. Hoặc đến khi bọn chúng lên ba lên bốn, ông thường xuyên phải chơi puzzle, leggo hay làm batman, superman, transformer đấu với bọn chúng, ông cảm thấy thích thú làm sao! Con nít ở xứ giàu có văn minh thật là sung sướng, hồi ông cỡ tuổi bọn chúng bây giờ, quê hương ông giặc giã chiến tranh triền miên, cái ăn còn khó lọ là cái chơi. Ông chỉ có một món đồ chơi duy nhứt là một con trâu được nắn bằng đất sét mà ông đã mừng rỡ đi khoe đầu trên xóm dưới cùng làng.
Khi bọn chúng tới tuổi đi học, ông lại thêm cái job đưa rước hai cháu đến trường. Job này có thời khóa biểu hẳn hoi đúng giờ đúng khắc nhứt định cho nên ông càng alert như nhà binh.
Từ ngày bút gác việc thôi
Thân tôi như thể thiên lôi xuống trần
Sớm mai rửa mặt ra sân
Quơ qua quơ lại giản gân tỉnh người
Rồi vô uống tách sữa tươi
Dông xe ra tiệm mua bao bánh mì
Qua nhà con gái liền khi
Đưa con đưa rể tức thì xuống ga
Chở hai thằng cháu về nhà
Bà cho ăn sáng ông đưa đến trường
Sau khi chở vợ shopping
Về nhà đọc báo xem tin nghe đài
Ăn trưa quấy quá sơ sài
Ra vườn thơ thẩn rồi vào nghỉ lưng
Độ hai giờ rưởi khỏang chừng
Chạy đi rước cháu về trông tới chiều
Chờ khi điện thọai reo kêu
Ba ơi ra rước, con yêu tới rồi
Cơm chiều chuẩn bị xong xuôi
Cháu, cơm, con, rể về đầy một xe
Đó là mục chánh chủ đề
Còn bao nhiêu chuyện nhiêu khê bên lề
Ngày hơn chục bận đi, về
Chạy xuôi chạy ngược tứ bề gần xa
Lại thêm giúp vợ chuyện nhà
Để bà được chút gọi là xã hơi
Việc nhà là việc chẳng ngơi
Trăm công ngàn việc vừa vơi lại đầy
Giúp cho bà đỡ hao gầy
Kẻo bà đi trước còn ai sớm chiều…
Ngày tháng dần trôi, năm nay hai thằng cháu ngọai ông đã học lớp hai và lớp ba nên đi học về đứa nào cũng có homework (bài làm ở nhà). Ông Minh lại có cơ hội trở về nghề cũ là thầy giáo, dạy kèm hai cháu, chỉ khác là hồi xưa ông dạy lớp tú tài, bây giờ dạy con nít, nhứt là hai thằng cháu cưng nên rất khó dạy vì bụt nhà không linh. Mỗi lần kêu làm homework là ông cháu có cái màn kèo nài trả giá. Cháu thì xin chơi game một chút trước, còn ông thì nói làm bài trước rồi mới được chơi sau. Hai thằng cháu mè nheo mãi rốt cuộc bà phải làm trọng tài phân xử:
- Thôi mới đi học về mà bắt học nữa học sao vô. Cho tụi nó ăn snack (ăn lót bụng), uống nước, nghỉ ngơi coi TV nửa giờ rồi mới học. Học xong thì cho chơi game trong lúc chờ ba má tụi nó về.
Bọn nhỏ nghe vậy thì OK ngay nhưng cũng không bỏ được cái tật được cưng chìu dể ngươi cho nên vừa làm bài vừa chơi, lát lát vẽ bậy vẽ bạ lên giấy họăc khều móc rồi thụi nhau hay có khi làm biếng nằm dài trên bàn làm ông ngoại cứ phải la rầy không ngớt. Suốt một buổi chiều từ 2 giờ rưỡi cho tới khi ba má bọn chúng về, ông Minh mệt bở hơi với tụi nhỏ; nhiều khi ông phải nhờ bà xã ông kèm một thằng phụ ông. Mà bà xã ông thì đa đoan công chuyện, buông cái này bắt cái kia không hở tay, vừa nấu nướng vừa dọn rửa lau chùi, rồi phải vô hộp sẵn cho con cháu take away mang về ăn chiều, lại phải vừa dòm chừng hai thằng nhỏ không biết lúc nào bọn nó nổi điên đánh nhau chí mạng. Thằng em thì cắc cớ hay chọc cho thằng anh đổ quạu rượt đánh xà ngầu cho đã nư, mà khổ nỗi hai thằng là võ sinh Karate nên nhiều lúc bà ngọai nhào vô can bị bọn nó xuất chiêu té nhào.
Chiếu tối sau khi giao trả tụi nhỏ cho ba má chúng, về nhà ăn tối xong thì đã hơn tám giờ. Ông còn giúp bà xã ông hút bụi lau nhà, coi như vừa exersice cho tiêu cơm vừa làm sạch nhà cửa theo thói quen. Sau đó ông ra sau vườn đi tới đi lui nửa giờ tĩnh tâm cầu nguyện, trong lúc bà xã ông chạy đi tắm thì “lội” vô internet coi email. Cứ như vậy ngày này qua ngày nọ, ba cái tạp chí tiếng Anh như Time Magazine hay National Geographic ông đặt mua chất đống cao nghều nghệu mà còn không có thời giờ mở cái bao ra để coi cái tựa nữa nói chi tới chuyện dịch bài. Bây giờ thì ông mới thấy buồn cười cho sự lo lắng thái quá của ông trước kia.
Nỗi băn khoăn của ông trước kia đã có câu giải đáp và bao nhiêu dự tính thực hiện trước khi về hưu giờ đây đã không còn cần thiết hay ý nghĩa gì nữa mà quan trọng nhứt đối với ông là hai thằng cháu ngọai yêu quý, niềm vui tuổi già. Không biết lớn lên chút nữa, rời khỏi vòng tay ông để theo chân bạn bè hay lăn vào đời sống, bọn chúng có còn biết tới ông không; nhưng chẳng hề gì, xưa nay nước mắt chảy xuôi, tình thương miễn được trao ra là đã mãn nguyện rồi. Có được đáp lại hay không cũng không cần thiết.
Nỗi băn khoăn của ông trước kia đã có câu giải đáp và bao nhiêu dự tính thực hiện trước khi về hưu giờ đây đã không còn cần thiết hay ý nghĩa gì nữa mà quan trọng nhứt đối với ông là hai thằng cháu ngọai yêu quý, niềm vui tuổi già. Không biết lớn lên chút nữa, rời khỏi vòng tay ông để theo chân bạn bè hay lăn vào đời sống, bọn chúng có còn biết tới ông không; nhưng chẳng hề gì, xưa nay nước mắt chảy xuôi, tình thương miễn được trao ra là đã mãn nguyện rồi. Có được đáp lại hay không cũng không cần thiết.
Ông giờ tuổi đã bảy mươi
Còn cháu chỉ mới tuổi mười mà thôi
Cách hơn nửa thế kỷ đời
Cháu cười răng ngọc ông cười răng long
Răng long chẳng phải răng rồng
Mà vì sắp rụng sắp xong kiếp này
Tóc xanh cháu dệt tương lai
Còn ông tóc trắng chờ ngày ra đi
Ra đi ông chẳng để gì
Chỉ mong hai cháu nhớ ghi một điều
Đừng nên tham lắm muốn nhiều
Hãy vui biết đủ những gì trời ban
Ông thương hai cháu vô vàn
Quý như bảo vật trời ban đời này
Đời ông công chức thẳng ngay
Làm lành tích đức để mai cháu nhờ
Cuộc đời hung hiểm không ngờ
Có cây phước đức sẵn chờ chở che
Dù mưa dù nắng không e
Tai qua nạn khỏi thuận ghe xuôi đường
Đời người biết mấy nhiểu nhương
Cầu cho hai cháu trọn đường bình an
“Bình an’’ lời Chúa chúc ban
Bình an thể xác bình an tinh thần
Bấy nhiêu đã đủ phước phần
Để mà vững bước vững tâm vào đời
Gia tài ông chỉ mấy lời
Dù bao phú quý ơn trời vẫn hơn
Bây giờ nếu có ai hỏi ông chớ "out of work" (hết việc làm) ở nhà có buồn chán không thì ông sẽ cười tít mắt nói rằng: “Có rảnh chút nào đâu mà buồn, lo mấy thằng cháu, chăm sóc vườn tược và phụ chút chuyện nhà với bà xã đã hết ngày, không có giờ nghỉ lấy đâu mà chán. Nếu mình đừng nghĩ đến mình nhiều quá mà hãy nghĩ tới những người thân của mình đang rất cần mình thì sẽ thấy mình cũng còn hữu dụng lắm chớ chưa phải “hết xài’’ đâu. Ông cứ hưu trí đi rồi sẽ biết”.
Nửa đời trả nợ công dân
Tháng năm còn lại đỡ đần cháu con
Một mai nằm xuống yên lòng
Gia đình xã hội không còn nợ ai
Người Phương Nam (viết cho ông ngoại hai cháu)
Tâm sự người về hưu
Reviewed by Unknown
on
8:30 AM
Rating:
https://google.com.at/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/
ReplyDeletehttps://google.com.be/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/
https://google.com.ba/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/
https://google.com.bg/url?q=http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/
https://maps.google.it/url?q=http://tuyensinhyduocchinhquy.edu.vn/acetylcysteine-la-thuoc-gi-nhung-canh-bao-khi-dung-thuoc-acetylcystein-200mg/
ReplyDeletehttps://maps.google.je/url?q=http://tuyensinhyduocchinhquy.edu.vn/thuoc-dimedrol-la-gi-cach-dung-thuoc-ra-sao/
https://maps.google.jo/url?q=http://tuyensinhyduocchinhquy.edu.vn/de-thi-minh-hoa-ky-thi-thpt-quoc-gia-2018-co-gi-thay-doi/
https://maps.google.la/url?q=http://tuyensinhyduocchinhquy.edu.vn/dinh-huong-thi-mon-van-dat-hieu-qua-cao-trong-ky-thi-thpt-quoc-gia-2018/